Phân biệt công chứng và chứng thực
Dịch thuật ngôn ngữ chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu và dịch vụ hoàn hảo chu đáo cho khách hàng là một sự khác biệt trong ngành dịch vụ ngôn ngữ có công chứng. Dịch vụ dịch thuật công chứng nhanh chính xác. Ngôn ngữ dịch đa dạng theo yêu cầu, sao y bản chính các văn bản giấy tờ, hợp pháp hóa lãnh sự quán, lý lịch tư pháp nhanh
I. Khái niệm Công chứng và Chứng thực
– Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
+ Bản chính là bản do cơ quan, tổ chức cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao.
+ Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính.
+ Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
– Chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực
Phân biệt công chứng và chứng thực
===>> Tìm hiểu thêm các Dịch vụ dịch thuật công chứng nhanh uy tín chất lượng tại Hà Nội
II. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giầy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1 Điều này và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
III. Thẩm quyền Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng
1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Các hợp đồng giao dịch về bất động sản như:
a) Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi
b) Hợp đồng thuê mượn
c) Hợp đồng tặng cho
d) Hợp đồng thế chấp
2. Công chứng hợp đồng mua bán, thuê mượn, tặng cho xe ô tô và các loại tài sản khác;
3. Công chứng hợp đồng bảo lãnh, cầm cố, thế chấp;
4. Công chứng các loại giao dịch, hợp đồng hợp pháp theo yêu cầu ;
5. Công chứng Hợp đồng thương mại, Hợp đồng uỷ quyền;
6. Công chứng di chúc;
7. Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản;
8. Công chứng văn bản khai nhận di sản;
9. Nhận lưu giữ di chúc;
10. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch
– Việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng.
– Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch.
– Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật Công chứng.